NHỮNG CÔNG NGHỆ MỚI MỘT SỐ HÃNG XE

Ít ai biết rằng công nghệ khởi động bằng phím bấm Start/Stop đang “hot” trên ô tô hiện nay lại đã xuất hiện từ khá lâu trước đó.

Hiện tại, những mẫu xe mới ra mắt đều được các hãng xe ô tô quảng cáo là trang bị những công nghệ tối tân nhất, hiện đại nhất. Tuy nhiên, bên cạnh những tính năng, công nghệ thật sự mới, có những công nghệ đã xuất hiện cách đây nhiều thập kỉ nhưng được giới thiệu là mới.

1. Phím bấm chuyển số

Theo thông tin từ hãng xe sang Lincoln, những chiếc MKZ 2013 ra mắt vào tháng 9 tới đây sẽ sở hữu rất nhiều tính năng ưu việt. Trong đó, có thể kể đến việc loại bỏ cần số để lựa chọn chế độ số “mo”, lùi xe, chế độ lái của hộp số tự động. Thay vào đó, những chế độ này sẽ được lựa chọn bằng phím bấm tích hợp trên bảng điều khiển. Về cơ bản, những phím bấm này sẽ kích hoạt một mô-tơ điện, làm chuyển động các sợi cáp nối với cơ chế sang số của hộp số tự động. Trong khi trên những mẫu xe thông thường, việc chuyển số sẽ thực hiện thông qua cần số.

Lincoln MKZ 2013 xuất hiện với phím bấm chuyển số.

Tuy nhiên, phím bấm chuyển số đã xuất hiện cách đây cả thế kỉ. Ngay từ những ngày sơ khai của ngành công nghiệp ô tô, một số hãng xe hơi nhỏ đã trang bị hệ thống sang số điện khí Vulcan trên các mẫu xe thông thường và xe tải.

Vào năm 1956, Chrysler cũng đã giới thiệu các mẫu xe của mình với trang bị phím bấm sang số. Trong những năm 50, 60 hãng ô tô này đã bán được hàng trăm nghìn xe trang bị tính năng này. Ngoài ra, Ford cũng đã từng sử dụng phím bấm chuyển số trên hệ thống Teletouch trang bị cho mẫu xe Edsel. Tuy nhiên những công nghệ này không mang lại tính tin cậy, nên chỉ một thời gian sau đó cả Ford và Chrysler đã ngừng phát triển công nghệ này.

Tuy nhiên, chức năng này đã xuất hiện từ rất lâu trước đó, chứ không hoàn toàn mới như quảng cáo.

2. Công nghệ phun nhiên liệu trực tiếp

Mercedes-Benz 300SL ra mắt năm 1955 đã sử dụng động cơ phun nhiên liệu trực tiếp.

Đây là công nghệ được sử dụng để tiết kiệm nhiên liệu cho những loại động cơ nhỏ mà không làm giảm đi hiệu xuất hoạt động của nó. Với công nghệ này, một vòi phun nhiên liệu sẽ được đặt bên trong khoang đốt từ đó tận dụng tối đa mức nhiên liệu tiêu thụ.

Tuy nhiên, nó không phải là công nghệ quá mới mẻ. Bởi vào năm 1955, Mercedes-Benz đã ứng dụng công nghệ này trên mẫu xe nổi tiếng 300SL. Công nghệ này được phát triển bởi Bosch, đây hiện vẫn là công ty hàng đầu về động cơ phun nhiên liệu trực tiếp.

Khi Mercedes giới thiệu đến công chúng mẫu xe 300SL, thì Bosch đã có hơn 1 thập kỉ phát triển và ứng dụng động cơ phun nhiên liệu trực tiếp. Vào những năm 40, Bosch đã hợp tác sản xuất động cơ máy bay tích hợp công nghệ này cho lực lượng không quân Luftwaffe (Đức). Thậm chí vào những năm 20, với loại động cơ chạy bằng dầu diesel công nghệ này cũng đã được ứng dụng. Nhưng vào những năm 50 điều kiện thực tế đã không cho phép công nghệ tiến xa, dù nó rẻ hơn và hoạt động đơn giản hơn so với bộ chế hòa khí.

3. Nút bấm khởi động Start/Stop

Phím bấm khởi động thật ra đã xuất hiện từ năm 1912.

Trên những mẫu ô tô mới như Nissan Altima và Ford Escape, khóa khởi động truyền thống đã bị thay thế bằng một phím bấm tích hợp trên bảng điều khiển. Đây là cách thức khởi động được ứng dụng trên những mẫu xe cao cấp vào đầu những năm 2000. Hiện tại, công nghệ này đã được ứng dụng rộng rãi trên hầu hết các mẫu ô tô.

Thật ra, những chiếc ô tô xuất hiện đầu thế kỉ trước đã xuất hiện mà không có chìa khóa. Khi đó người ta khởi động xe bằng cách sử dụng tay quay như vẫn thấy trên những mẫu xe “công nông” trước đây. Cách thức khởi động thô sơ này mang đến nhiều phiền toái và vất vả cho người dùng, vì phải thật khỏe thì mới có thể khởi động xe. Chính vì sự bất tiện này, Cadillac đã phát triển nút bấm khởi động vào năm 1912, khởi đầu cho thời kì mới của ngành công nghiệp ô tô. Ngay sau đó, hệ thống khởi động điện đã thay đổi trong nhiều thập kỉ, kéo theo sự ra đời của hệ thống khởi động bằng chìa khóa, phổ biến cho đến nay.

4. Xe hybrid (xe lai)

Các mẫu xe lai bắt đầu phổ biến tại thị trường Mỹ từ đầu những năm 2000. Đặc biệt ấn tượng trong các mẫu xe hybrid chính là Honda Insight và Toyota Prius, trang bị hệ thống động cơ xăng kết hợp với động cơ điện. Sau khoảng 13 năm phát triển, những mẫu xe hybrid đã tăng trưởng nhanh chóng nhờ những ưu điểm riêng của mình.

Đầu thế kỉ 21, các hãng phát triển ô tô hybrid tập trung nhiều vào yếu tố tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện môi trường. Chính vì vậy, công nghệ này được áp dụng trên nhiều phân khúc xe, như xe thể thao, xe tải cỡ lớn, SUV thông thường và sang trọng, và gần đây là những mẫu sedan.

Lohner-Porsche 1901, chiếc xe lai đầu tiên trên thế giới.

Thế nhưng đây chỉ là làn sóng thứ hai trong sự phát triển của xe hybrid. Bởi chiếc ô tô đầu tiên ứng dụng công nghệ này là Lohner-Porsche 1901.

Trong năm 60, NASA cũng đã từng nghiên cứu ứng dụng này cho chiếc xe thám hiểm mặt trăng trong chương trình vũ trụ Apollo. Tiếp theo đó, động cơ hybrid cũng được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trên tàu hỏa.

Lohner-Porsche đã dừng sản xuất từ năm 1906 và cho đến nay công nghệ này tiếp tục dành được sự quan tâm, phát triển lại.

5. Công nghệ hiển thị Head-up Display (HUD)

Công nghệ HUD đã xuất hiện từ năm 1988.

Nói đơn giản đây là công nghệ hiển thị trên kính chắn gió, từng được ứng dụng trên máy bay trong chiến tranh thế giới II. Hiện tại, nhiều hãng cung cấp ô tô nổi tiếng như Continental AG cũng đã cung cấp tính năng này để thông báo đến lái xe những thông số quan trọng hay cải thiện tầm nhìn của lái xe khi di chuyển trong đêm.

Tuy nhiên, chiếc ô tô đầu tiên trang bị công nghệ này là Oldsmobile Cutlass Supreme, ra mắt năm 1988. Sau đó, nó đã được phát triển rộng rãi bởi GM trên các model của Buick, Pontiac và Cadillac.

Tai, an associate professor at the university of virginia’s curry school of education, in www.essaysheaven.com cheap essay writing charlottesville, tracked thousands of students via the national educational longitudinal study

Tin Liên Quan